KẾ HOẠCH GIẢNG DẠY LẬP TRÌNH NHÍ (SCRATCH) TỪ CĂN BẢN ĐẾN NÂNG CAO

TRƯỜNG CĐKT CAO THẮNG

KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

-------------------------

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

-------------------------

KẾ HOẠCH GIẢNG DẠY

LẬP TRÌNH NHÍ (SCRATCH) TỪ CĂN BẢN ĐẾN NÂNG CAO

1. Giới thiệu về Lập trình nhí 2023

- Lập trình Scratch được biết đến là một ngôn ngữ lập trình trực quan dựa trên các khối cấp cao được nhắm mục tiêu chủ yếu đến trẻ em ở độ tuổi từ 07 – 12 tuổi như một công cụ giáo dục để lập trình với vô số ứng dụng tuyệt vời, được sử dụng phổ biến nhất trên thế giới cho học sinh cấp tiểu học và trung học cơ sở với hơn 40 triệu người dùng.

- Với mục tiêu giúp các em trong độ tuổi tiểu học tiếp cận sớm với việc lập trình, khoá Lập trình nhí được triển khai nhằm từng bước đưa tư tuy sáng tạo và vận dụng việc lập trình vào các bài toán trong tin học sử dụng nền tảng scratch với môi trường sinh động đầy sắc màu, vừa học vừa trải nghiệm lập trình đầy thú vị.

2. Thời lượng giảng dạy

- Lập trình nhí CB: 09 buổi

- Lập trình nhí NC: 09 buổi

3. Điều kiện tham gia khoá học

- Có nhu cầu tiếp xúc, làm quen và phát triển tư duy lập trình

- Định hướng tìm hiểu và vận dụng các ngôn ngữ lập trình

- Đam mê sáng tạo ra các chương trình bằng máy tính

- Có kiến thức sử dụng máy tính cơ bản (gõ phím, sử dụng chuột, gõ tiếng Việt)

4. Đối tượng

- Các em trong độ tuổi từ 07 – 12 tuổi có nhu cầu tiếp cận với lập trình thông qua nền tảng Scratch.

5. Giảng viên phụ trách

- Phụ trách chính  : Th.S Trần Quang Khải

- Giảng viên         : Thầy Hồ Diên Tuấn Anh

- Cộng tác viên    : Thành viên CLB Tin học

6. Thời gian học

- Bắt đầu từ ngày 03/07/2023 đến ngày 14/07/2023 ( mỗi khóa 2 tuần, 5 buổi/tuần)

- Học vào ngày trong tuần (Hai, Ba, Tư, Năm, Sáu)

- Kết thúc khoá học, sẽ diễn ra buổi thuyết trình về sản phẩm do các em tự lên ý tưởng, sáng tạo và thực hiện.

- Buổi sáng: 08h30 – 10h30

- Địa điểm phòng học: Phòng máy khoa Công nghệ thông tin

7. Học phí cho các lớp

- Lớp Lập trình nhí CB: 1.800.000 VNĐ/em (09 buổi)

- Lớp Lập trình nhí NC: 1.800.000 VNĐ/em (09 buổi)

Lưu ý: Để được tham gia lớp Lập trình nhí NC, các em cần có đủ kiến thức đã được trang bị trong học phần lớp Lập trình nhí CB.

Đối với các học viên là con, em của cán bộ, giảng viên, nhân viên thì được hỗ trợ giảm 50% học phí.

8. Thời gian đăng ký

- Từ ngày 14/06/2023 đến ngày 30/06/2023.

Sau thời gian trên, Trung tâm Tin học sẽ không nhận thêm đăng ký học.

9. Hình thức đăng ký

- Quý phụ huynh vui lòng điền vào form đăng ký sau: https://forms.gle/TA6R5nt99Aek6ndT7

- Đóng học phí: Trung tâm Tin học, Trường Cao đẳng Kỹ thuật Cao Thắng, Lầu 7 – nhà F.

10. Mục tiêu – Chuẩn đầu ra của khoá học

- Lớp Lập trình nhí Căn bản

+ Giúp các em hiểu được khái niệm về lập trình và cách thức xây dựng một chương trình sử dụng các khối câu lệnh cơ bản thông qua nền tảng Scratch;

+ Vận dụng các khối lệnh theo chức năng tương ứng trong việc điều kiện và xử lý các sự kiện và cách thức tính toán trong chương trình;

+ Phát triển khả năng sáng tạo và tư duy trong việc bồi dưỡng những kỹ năng như vẽ thiết kế, tạo âm thanh, tính toán số liệu, xây dựng kể một câu chuyện, thực hiện chương trình trò chơi;

+ Kiến thức về lập trình thông qua các khối lệnh chuyển động, hiển thị, âm thanh, các phép tính;

+ Kiến thức về xử lý sự kiện qua các khối lệnh sự kiện, điều khiển, cảm biến;

+ Hiểu về khái niệm biến và sử dụng biến trong việc xây dựng chương trình;

+ Khả năng vận dụng lập trình scratch trong việc thiết kế những chương trình hữu ích và phát triển khả năng tư duy lập trình;

+ Kỹ năng làm việc giải quyết vấn đề, giao tiếp và thái độ nghiêm túc, cẩn thận, tỉ mỉ trong việc học.

- Lớp Lập trình nhí Nâng cao

+ Giúp các bé nắm vững và làm chủ được các khối lệnh thông qua việc vận dụng linh động sáng tạo trong việc xây dựng chương trình trên scratch;

+ Tìm hiểu và thành thạo sử dụng các khối lệnh có tính chất phức tạp, có tính mở rộng khả năng và phát triển chức năng của chương trình;

+ Phát triển khả năng sáng tạo và tư duy trong việc bồi dưỡng những kỹ năng như vẽ thiết kế, tạo âm thanh, tính toán số liệu, xây dựng kể một câu chuyện, thực hiện chương trình trò chơi;

+ Kiến thức về lập trình thông qua các khối lệnh thời gian, xử lý số, xử lý xâu (chuỗi), tương tác với đối tượng danh sách, tạo khối lệnh, bản sao;

+ Kiến thức về xử lý sự kiện qua các khối lệnh sự kiện, điều khiển, cảm biến.

+ Hiểu về khái niệm danh sách và xâu (chuỗi) trong việc xây dựng chương trình;

+ Khả năng vận dụng lập trình scratch trong việc thiết kế những chương trình hữu ích và phát triển khả năng tư duy lập trình;

+ Kỹ năng làm việc giải quyết vấn đề, giao tiếp và thái độ nghiêm túc, cẩn thận, tỉ mỉ trong việc học.

11. Nội dung chi tiết học phần & Phân phối thời gian

LẬP TRÌNH NHÍ CĂN BẢN

BÀI

NỘI DUNG

THỜI GIAN

(buổi)

1

Làm quen với Scratch: giới thiệu về môi trường lập trình; tìm hiểu các thành phần và cấu trúc của một chương trình và thực hiện một sản phẩm trên môi trường Scratch

1

2

Thế giới muôn loài: tìm hiểu các khối lệnh liên quan thuộc nhóm lệnh chuyển động, hiển thị; xây dựng chương trình cho phép các đối tượng là các loài động vật có thể chuyển động trong chương trình và thay đổi trang phục hiển thị

1

3

Âm nhạc diệu kỳ: Tìm hiểu các khối lệnh liên quan thuộc nhóm lệnh âm thanh, hiển thị, điều khiển và sự kiện; xây dựng chương trình cho phép điều khiển các đối tượng nhạc cụ phát ra âm thanh tương ứng; tự xây dựng âm thanh cá nhân qua việc thu âm hoặc nạp âm thanh

1

4

Thử tài làm phim: tìm hiểu các khối lệnh trong việc phát sinh các thông báo; hiểu được cơ chế gửi và nhận các thông báo đến các đối tượng để tạo kịch bản cho chương trình; phân tích và thiết kế kịch bản cho một câu chuyện

1

5

Ôn tập – Đánh giá chất lượng: Cung cấp các dạng bài tập cho các bé tập phát triển tư duy sáng tạo trong việc thực hiện dưới sự hướng dẫn của giáo viên; đưa ra đề bài cho các bé thực hiện nhằm đánh giá chất lượng tiếp thu của khoá học

1

6

Hình học kỳ thú: tìm hiểu về các khối lệnh trong nhóm lệnh Bút vẽ; vận dụng các khối lệnh Bút vẽ nhằm vẽ các dạng hình học như hình tròn, hình chữ nhật, hình vuông, đa giác, hình sao

1

7

Giải mã toán học: tìm hiểu các khối lệnh liên quan thuộc nhóm lệnh các phép tính, cảm biến, các biến số; xây dựng chương trình tính toán thông qua việc vận dụng các công thức và phép tính toán học

1

8

Trò chơi máy tính: vận dụng các khối lệnh để tạo một trò chơi máy tính cơ bản, hiểu được việc xử lý sự kiện va chạm và tính toán số điểm chương trình; xây dựng trò chơi cho phép tính điểm và hiển thị các thông tin của trò chơi

1

9

Đồ án cuối khoá: Phát triển khả năng sáng tạo thông qua việc các bé có thể tự lên các kịch bản cho chương trình mà mình muốn làm; tổ chức buổi thuyết trình cuối khoá dành cho các bé để mô tả chương trình mà mình sáng tạo cho lớp

1

LẬP TRÌNH NHÍ NÂNG CAO

1

Ôn tập kiến thức: nhắc lại chức năng các khối lệnh căn bản; củng cố kiến thức và vận dụng các khối lệnh thông qua thực hiện các dạng bài tập liên quan; đưa ra các thử thách để đánh giá khả năng vận dụng các kiến thức đã được học của học phần trước

1

2

Tạo bản sao: tìm hiểu chức năng và mục đích của khối lệnh tạo bản sao trong việc thiết kế chương trình; vận dụng khối lệnh tạo bản sao trong việc tiết giảm thời gian xây dựng chương trình thông qua các dạng bài tập

1

3

Xây dựng khối lệnh: tìm hiểu chức năng và mục của khối lệnh nhằm tạo ra các khối lệnh mới với cách thức xử lý tự cài đặt; vận dụng việc tạo khối lệnh trong việc định nghĩa hành vi của các thao tác lập trình, từ đó có thể tái sử dụng trong nhiều ngữ cảnh khác nhau

1

4

Danh sách đối tượng (List): Tìm hiểu khái niệm về danh sách và cách thức xây dựng và thao tác với đối tượng danh sách; sử dụng được danh sách trong việc lưu trữ và xử lý dữ liệu chứa trong danh
sách đó; ứng dụng danh sách trong việc xử lý nhiều vài toán có nhiều giá trị đầu vào

1

5

Ôn tập – Đánh giá chất lượng: cung cấp các dạng bài tập cho các bé tập phát triển tư duy sáng tạo trong việc thực hiện dưới sự hướng dẫn của giáo viên; đưa ra đề bài cho các bé thực hiện nhằm đánh giá chất lượng tiếp thu của khoá học

1

6

Xử lý xâu (chuỗi ký tự): hiểu được khái niệm xâu – xâu ký tự (chuỗi); nắm được cách thức nhập, xuất và xử lý xâu ký tự trong các bài toán thực tế; các dạng bài toán về xử lý văn bản

1

7

Nhóm lệnh thời gian: tìm hiểu các khối lệnh liên quan đến thời gian, đồng hồ bấm giờ, các yếu tố ngày tháng năm trong scratch; xây dựng được chương trình đếm giờ, đồng hồ bằng việc vận dụng các khối lệnh thời gian

1

8 - 9

Bài tập lớn cuối khoá: Hiểu được vấn đề được trình bài trong yêu cầu của bài tập lớn; vận dụng các nội dung kiến thức đã được cung cấp trong việc xây dựng chương trình theo yêu cầu đề ra; giải quyết các vấn đề được trình bày trong yêu cầu của chương trình; hoàn thiện các chức năng của chương trình; thực hiện các chức năng nâng cao được yêu cầu bổ sung; rèn luyện khả năng phân tích, đánh giá, phản biện qua việc trình bày sản phẩm của mình trước lớp

2

Yêu cầu: Khi đi học bắt buộc phải mang theo máy tính cá nhân (kèm chuột) hoặc máy tính bảng và tai nghe. Bên giảng dạy chịu trách nhiệm xác nhận máy tính và quản lý trong phạm vi lớp học. Kiểm tra máy tính khi các em ra về. Các trường hợp mất mát bên ngoài trước khi vào lớp chúng tôi không chịu trách nhiệm. Phụ huynh vui lòng đón các em đúng giờ tan lớp.

 

Hiệu trưởng

TP. HCM, ngày 10 tháng 06 năm 2023

Khoa Công nghệ thông tin